Nếu là người hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng hay thường xuyên hoạt động mạng xã hội chắc hẳn thuật ngữ Scam đã không quá xa lạ. Được hiểu nôm na là hoạt động lừa đảo và Scammer “ám chỉ” người thực hiện các hoạt động lừa đảo đó. Và để giúp anh em hiểu thêm về các loại hình Scam và phòng tránh bị lừa đảo, Coin 28 đã tổng hợp một số thông tin quan trọng trong ngay dưới đây.
Scammer là gì?
Scam trong tiếng Anh có nghĩa là “lừa đảo trực tuyến” và thuật ngữ Scammer là “kẻ lừa đảo”. Nó được dùng để chỉ những cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ người khác. Mô tả việc một người, một doanh nghiệp hay một chương trình nào đó lừa đảo khách hàng trên mạng xã hội nhằm mục đích chiếm đoạt khoản tiền của nạn nhân.
Để thực hiện được những cuộc lừa đảo họ phải dùng đủ loại mánh khóe để lấy được lòng tin của nạn nhân. Ngày nay khi công nghệ và internet phát triển mạnh đã trở thành tiền đề cho Scammer thực hiện càng nhiều hình thức Scam tinh vi, khó phát hiện.
Đối với đất nước chúng ta khi an ninh mạng vẫn chưa được chú trọng thì những loại hình lừa đảo này đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Bởi hầu hết các vụ scam đều diễn ra với phạm vi bao phủ rộng, tinh vi với số tiền lừa đảo khá lớn.
Scam xuất phát từ lòng tham và sự ích kỷ của con người. Bất cứ ai cũng có thể trở thành Scammer chỉ với những mánh khóe lừa đảo đơn giản.
Nguồn gốc
Hình thức phạm tội này đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980. Thời gian này nền kinh tế của Nigeria bị giảm sút. Để lôi kéo các nhà đầu tư tham gia dự án dầu mỏ của mình, một số sinh viên đại học đã dùng đến thủ đoạn lừa đảo này. Từ đây, scam đã lan rộng đến phương tây và toàn bộ thế giới. Các phương thức mà đối tượng sử dụng để scam đó là sử dụng thư, fax, điện báo, email…với mục đích gửi những lời chào mời đến nhà đầu tư.
10 loại hình Scam thường gặp
Có rất nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến tuy nhiên đều có chung mục đích là ăn cắp thông tin hay tiền và tài sản. Có thể kể đến những loại hình sau đây
Scam qua Email
Scammer sẽ gửi những Email về một sự kiện nào đó mục đích khiến người dùng tiết lộ các thông tin cá nhân quan trọng. Hình thức này khá phổ biến hiện nay và nó thường được cho vào mục spam. Có thể là một email giả danh của ngân hàng thông báo về việc rút tiền nhưng trên thực tế, người dùng không hề thực hiện bất kỳ một giao dịch nào. Email đó yêu cầu người dùng xác nhận các thông tin. Và nếu người dùng điền thông tin thật thì chắc chắn rằng từ thông tin đó họ sẽ bị đánh cắp tài khoản ngân hàng một cách nhanh chóng.
Minh họa một số email lừa đảo:
“Kính gửi,
Xin lưu ý về một câu chuyện tin tức lớn, sự kiện chính trị, thảm họa, bệnh tật, phép lạ, hoặc sản phẩm tuyệt vời. Hãy chuyển tiếp điều này đến mọi người mà bạn biết để giúp đỡ họ hoặc cảnh báo họ về bài viết trên.”
“Kính gửi
Microsoft đang tặng tiền, xổ số, gửi giải thưởng, v.v. cho bất kỳ ai chuyển tiếp email này.”
Scam đấu giá
Như tên của nó, hình thức lừa đảo này sẽ giả danh là người bán đấu giá cổ vật ở trên các trang đấu giá trực tuyến. Lừa những người mua nhẹ dạ mua những cổ vật đó. Sau khi người mua hoàn thành thủ tục mua hàng thì họ sẽ nhanh chóng biến mất không một tung tích mà không hề gửi đồ cho nạn nhân. Nạn nhân khi đó chỉ biết tiền bị lừa mất và không thể tìm ai để đòi lại.
Hack Facebook:
Hình thức này khá phổ biến và cũng dễ thực hiện. Scammer sẽ hack Facebook của một người dùng nào đó, dùng tài khoản Facebook này thực hiện các hành vi lừa đảo như mượn tiền từ danh sách bạn bè, người thân. Hay từ đây tìm kiếm những thông tin quan trọng như số tài khoản ngân hàng.
Tạo website mạo danh:
Scammer sẽ tạo ra một website giả được thiết kế giống với một website thật. Sau đó họ thực hiện rồi tối ưu SEO để đẩy website giả lên các thứ hạng đầu của công cụ tìm kiếm. Vì website này nằm trong top truy cập và tìm kiếm nên rất dễ lấy được lòng tin của người dùng. Sau khi người dùng đăng nhập vào website giả này, thông tin cá nhân của họ sẽ bị đánh cắp.
Cách thức này cần khá nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên ngành thậm chí cũng rất dễ bị Google phát hiện và phạt. Tuy nhiên lại khó bị phát hiện bởi người dùng.
Mạo danh thương hiệu:
Với hình thức này Scammer tạo ra tài khoản mạng xã hội có tên giống hoặc gần giống với các thương hiệu nổi tiếng. Thủ đoạn này xuất hiện cực nhiều trên các diễn đàn và mạng xã hội. Nhờ lợi dụng danh tiếng mà scammer có thể tiếp cận được người thân hay khách quen. Từ đó lấy cắp thông tin hay buôn bán lừa đảo. Điều này có thể gây mất uy tín và để lại hậu quả khá nghiêm trọng cho thương hiệu gốc.
Lừa đảo quyên góp từ thiện:
Hình thức này cũng rất phổ biến, Scammer đăng hình ảnh, bài viết về một hoàn cảnh đáng thương lên Facebook. Có thể là hình ảnh tai nạn hay hình ảnh bệnh nhân với dòng trạng thái rất dài kể về sự việc đau buồn đó. Từ đó kêu gọi sự đồng cảm và ủng hộ của mọi người. Những người nhẹ dạ cả tin sẽ quyên góp tiền và khi nhiều người cùng quyên góp Scammer sẽ chiếm đoạt được một số tiền lớn. Hậu quả của hình thức này là lòng tốt của các mạnh thường quân lại bị lợi dụng mà người thật sự cần lại không được giúp đỡ .
Catfish (Hẹn hò trực tuyến)
Một người hay nhóm người sẽ tạo lập ra một hồ sơ trực tuyến giả mạo trên các app gặp mặt hay làm quen trực tuyến. Tìm kiếm và tạo mối quan hệ với nhiều người. Sau thời gian kết bạn và làm quen Scammer sẽ thực hiện các cách thức lừa đảo như là vay tiền. Hay sử dụng các thông tin cá nhân để thực hiện nhiều hoạt động gian lận và trục lợi.
Lừa đảo 419
Lừa đảo 419 còn có tên gọi khác của lừa đảo Nigeria hay những người thực hiện lừa đảo này được gọi là 419-er. Cách gọi 419 được lấy cảm hứng từ điều luật chống gian lận của Nigeria. 419-er sẽ gửi email tự xưng là kế toán trưởng của công ty hay nhân viên ngân hàng. Trong đó đề nghị nạn nhân hợp tác và yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng để họ gửi tiền.
Lừa đảo đầu tư
Đánh vào ham muốn làm giàu của nhiều người hiện nay, các scammer tạo ra rất nhiều kịch bản như tạo ra cơ hội kiếm tiền và đưa cơ hội đến với các nạn nhân khiến họ “tiền mất tật mang”. Họ thường gửi tin nhắn qua SMS với những lời hứa hẹn mức thu nhập 8 con số.
Lừa đảo việc làm và thu nhập
Đối tượng của hình thức này chủ yếu là các bạn sinh viên. Lợi dụng nhu cầu kiếm tiền của họ. Bằng cách nhận tiền môi giới từ nạn nhân họ hứa hẹn sẽ tìm những công việc việc nhẹ lương cao. Trên thực tế thì sau khi nhận tiền họ sẽ biến mất.
Cách nhận biết Scam
Những kẻ lừa đảo thời công nghệ hiện nay thì càng ngày càng tinh vi. Cùng với đó là rất nhiều chiêu trò khác nhau. Ngay cả khi có cẩn thận đến đâu cũng rất dễ trở thành nạn nhân. Bởi họ không phân biệt được đâu là scam đâu là thật. Trước tiên anh em cần chắc chắn một điều rằng không có một món hời nào tự đến tay ta mà không phải lao động cả. Nên điều tốt nhất là cảnh giác với tất cả các lời kêu gọi với số tiền khủng.
Thường xuất hiện trên các web thông báo về các phần thưởng lớn. Ví dụ như là: “Bạn đã trúng thưởng iPhone”. Hay “Bạn là người thứ 10000 truy cập vào trang web nên nhận được phần quà”,… Thì đây chắc chắn là một kiểu Scam.
Cách phòng tránh Scam
Như đã nói ở trên, cách phòng tránh Scammer tốt nhất là nâng cao tính phòng bị của bản thân. Anh em nên cẩn thận và suy nghĩ kỹ lưỡng trước cám dỗ và lời nói của người khác.
Ngoài ra, anh em cũng cần phải biết một số cách phòng tránh Scam như:
- Nếu phải giao dịch với người lạ nên tìm bên thứ 3 có uy tín để làm trung gian.
- Kiểm tra và tìm hiểu kỹ càng website trước khi đăng nhập vào.
- Trước khi mua hàng online anh em nên tham khảo phần đánh giá của khách hàng. Chỉ nên đặt mua nếu cửa hàng đó có nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng
- Nên chọn mua hàng từ những nơi hay sàn thương mại điện tử có uy tín, được đánh giá tốt từ những trang Review hay từ cộng đồng.
- Không nên cung cấp bất kỳ các thông tin cá nhân quan trọng nào cho người lạ hay những website không rõ nguồn gốc.
- Thực hiện các biện pháp bảo mật nhiều lớp theo yêu cầu của nhà phát hành để tránh bị mất thông tin cá nhân.
- Không click những link lạ được gửi đến hay gắn trên các banner quảng cáo. Cũng như không truy cập vào những website yêu cầu đăng nhập tài khoản cá nhân.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về Scammer mà Coin 28 muốn cung cấp tới cho anh em. Hy vọng thông qua bài viết này anh em có thể hiểu rõ hơn về Scammer là gì? Các loại hình Scam như thế nào và cách phòng chống Scam. Để từ đó dễ dàng nhận diện và phòng tránh trước những mánh khóe lừa đảo. Hãy truy cập Cafecoin để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn nữa về thị trường tiền mã hóa.
- Tham gia Telegram của Cafe Coin để theo dõi tin tức mới, nhanh nhất và hấp dẫn nhất: https://t.me/cafecointech
Tham gia các channel khác Cafe Coin tại:
Group Chat (Telegram) | Fanpage | Twitter | Youtube |Tiktok
Có thể bạn quan tâm:
Telegram là ứng dụng gì? Những tính năng nổi bật của Telegram.