HomeKiến thứcCovered Call Options - Ý tưởng mới giúp các dự án DeFi...

Covered Call Options – Ý tưởng mới giúp các dự án DeFi tận dụng “lãi kép”?

Các pool tích luỹ từ hoạt động farming đã quá quen thuộc với nhiều anh em chơi DeFi, tuy nhiên, việc  nhiều pool như trên đang bão hoà và lãi suất ngày càng giảm là một trong những lí do khiến mảng thị trường này chùng xuống. Để thu hút được thêm dòng vốn vào thị trường, các dự án cần những ý tưởng sản phẩm hấp dẫn, sáng tạo và tạo ra mức lãi suất cao hơn. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu qua một giải pháp mới là Options Covered Call, để xem mô hình này có gì đặc biệt không nhé!

Lãi kép từ Hợp đồng Quyền chọn (Options) - Ý tưởng mới cho các dự án DeFi?
Lãi kép từ Hợp đồng Quyền chọn (Options) – Ý tưởng mới cho các dự án DeFi?

Tình hình hiện tại của các Yield Aggregator

Trước tiên mình sẽ tóm tắt về cách hoạt động của các Yield Aggregator. Các pool sản phẩm này sẽ:

  • Nhận tài sản từ người dùng, sau đó đi farm trong các pool thanh khoản của nhiều AMM.
  • Bán phần thưởng đã farm được mà tiếp tục bỏ ngược vào pool để tiếp tục đi farm.

Như vậy, thiết kế sản phẩm này tạo ra hiệu quả về lãi kép, khi phần thưởng farm được tái tích luỹ vào pool tài sản. Tuy nhiên, điểm yếu của mô hình này là phụ thuộc vào lãi suất ở các pool AMM.

Trước đây, lãi suất ở các pool AMM thường dao dộng quanh 100%, các pool stablecoin thì thường là 30-40%. Dù vậy, hiện tại mô hình đã bão hoà, khiến lãi suất giảm gần như hơn 1 nửa ở các pool, đồng thời kéo theo mức tích luỹ cho các sản phẩm Yield Aggregator cũng giảm theo.

Options Covered Call Vault – Giải pháp đáng chờ đợi?

Trước hết, mình sẽ lí giải về cách hoạt động của các hợp đồng Quyền chọn (Options).

Cách hoạt động của các hợp đồng Quyền chọn

Có những khải niệm cơ bản sau chúng ta cần nắm:

  • Strike Price: Đây là cột mốc giá quyết định liệu hợp đồng có được thực thi hay không. Người mua có thể tuỳ chọn các mức giá Strike Price khác nhau lúc ban đầu.
  • Call Option: Quyền chọn mua.
  • Put Option: Quyền chọn bán.
  • Expiry Date: Thời điểm hợp đồng Quyền chọn đáo hạn.

Nếu đến ngày đáo hạn, nếu giá tài sản thấp hơn Strike Price, người thiết lập Call Option sẽ không có quyền thực thi hợp đồng.

Ngược lại, nếu Strike Price thấp hơn giá tài sản ở ngày đáo hạn, người thiết lập Puts Options sẽ không được quyền thực hiện hợp đồng.

Các vùng giá minh hoạ này được đánh dấu “Out of The Money” trong hình dưới đây.

Nguồn: Sky View Trading
Nguồn: Sky View Trading

Các sản phẩm Covered Call Vault hoạt động thế nào?

Trong ví dụ này, mình sẽ chọn đồng ETH và dự án sẽ là Ribbon Finance. Khi người dùng bỏ ETH vào vault,  Ribbon Finance sẽ thiết lập một hợp đồng Call Options, với giá thực thi (Strike Price) ví dụ là 25.000 USD và thời gian đáo hạn là 1 tuần. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi đáo hạn hợp đồng (trong trường hợp này là sau 1 tuần):

  • Giá ETH không vượt quá 25.000 USD: khi này bên mua trong hợp đồng Call Options sẽ “Out of the Money” và không được quyền mua lại số ETH mà Ribbon đem ra bảo đảm. Trong khi đó, bên mua vẫn phái trả phí quyền chọn cho dự án. Phí thu được từ quyền chọn này sẽ được Ribbon Finance tích luỹ và bỏ ngược vào Vault.
  • Giá ETH vượt quá 25.000 USD: Lúc này, tài sản được Ribbon Finance thế chấp sẽ phải được chuyển giao cho bên mua Call Options. Và điều này đồng nghĩa, ETH của người dùng đẹp vào vault trước đó cũng bị hao hụt.

Những điểm lợi của mô hình mới này

Đầu tiên, vì options là thị trường vận hành quanh năm và nhu cầu luôn có. Do đó, cơ hội để dự án tạo ra mức lãi cao và ổn định cho người dùng sẽ tốt hơn mô hình Yield farm cũ (vốn phụ thuộc vào mức lãi của các pool AMM).

Thứ hai, lãi kép sẽ được tái tích luỹ vào pool, giúp người gửi tài sản được tích luỹ tốc độ cao hơn.

Rủi ro của mô hình này

Nếu dự án chọn chiến lược không phù hợp, tức chọn Strike Price không tối ưu, lượng tài sản dùng để mua hợp đồng sẽ biến mất. Về vấn đề này thì anh em cần nghiên cứu chiến lược tạo Vauts của dự án, check kĩ các thông số và kể cả báo cáo dữ liệu mà dự án đã test với chiến lược của mình.

Ngoài ra, Options là một sản phẩm phức tạp và ít người dùng hiểu được cách vận hành lẫn cách chơi hợp lý. Đặc biệt, Covered Call là chiến lược phù hợp trong giai đoạn thị trường biến động thấp. Bất cứ biến động mạnh nào có thể khiến tài sản trong vault bị hao hụt nhanh chóng.

Một vài dự án đang phát triển giải pháp này

Giải pháp này lần đầu được phổ biến khi Ribbon Finance công bố airdrop cho những người dùng trong giai đoạn đầu của mình. Hiện tại thì Ribbon Finance cũng đang dần phát triển ra các chain khác nhau, giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận hơn với ý tưởng của dự án.

Ngoài ra, với các chain EVM, ThetaNuts cũng là một giải pháp đáng chú ý. Dự án này cũng chưa có token, nên anh em có thể cân nhắc bỏ một ít tài sản vào Vault để test, giúp anh em dễ hình dung hơn cách sản phẩm vận hành và quan trọng hơn là có cơ hội nhận được Retroactive.

Các dự án bên Solana cũng đang dẫn phát triển theo hướng đi này là FriktionKatana. Anh em cũng có thể theo dõi và test sản phẩm trên cả mainnet lẫn Devnet để tăng cơ hội trúng Retroactive nhé!

Tạm kết

Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua một vài nét cơ bản, các lợi thế lẫn rủi ro của mô hình sản phẩm Covered Call Options. Hi vọng bài viết trên đây mang lại nhiều giá trị cho anh em.

Lưu ý: Nội dung trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư!

Tham gia Telegram của Cafe Coin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/cafecointech

Theo Cointelegraph

Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook

RELATED ARTICLES

Tin phổ biến